Vẻ đẹp Sapa trong sương mù

Sa Pa từ lâu đã được biết đến như một Châu Âu thu nhỏ của Việt Nam với khí hậu cận ôn đới đặc trưng quanh năm mây phủ. Với vẻ đẹp buồn, sương mù Sa Pa có sức cuốn hút đặc biệt với tất cả du khách khi đặt chân tới vùng đất này.

Ruộng bậc thang ở Sapa

Nét chấm phá kì khôi, sự giao thoa hài hòa giữa thiên nhiên và bàn tay còn người đã làm nên khung cảnh tuyệt đẹp nhất trên từng ngọn lúa ở ruộng bậc thang Sapa đã khiến không biết bao du khách, biết bao người đồng bằng tới Sapa được dịp ngỡ ngàng.

Nhà thờ đá cổ Sapa

Nhà thờ đá cổ Sapa trên phố núi giữa đêm mờ sương giống như một biểu tượng của xứ sở Sapa, của đất trời Tây Bắc.

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Cẩm nang du lịch Đà Lạt


Đà Lạt là một trong những điểm đến hàng đầu của các Du Khách trong và ngoài nước. Bài viết dưới đây của Hanoi Tourism sẽ san sẻ cho quý khách Cẩm nang Du Lịch Đà Lạt hay nhất để bạn có thể trở thành một khách du lịch thông thái nhất tận hưởng quờ quạng các món ngon, bổ, rẻ mà vẫn tần tiện được túi tiền tài mình.

Đi tới Đà Lạt bằng những cách nào

Tàu bay: Có rất nhiều chuyến bay thẳng từ Hà Nội, Đà Nẵng hoặc TP.HCM tới sân bay Liên Khương Đà Lạt của Vietnam Airline, VietJet Air và Air Mekong. Từ đây bạn có thể bắt xe bus liên vận của sân bay về Đà Lạt dừng ở khách sạn Ngọc Phát gần Hồ Xuân Hương với giá 50.000VND; hoặc đi taxi khoảng 250.000VND/lượt.
Từ năm 2015 quý khách từ Cần Thơ có thể bay trực tiếp đến Đà Lạt mà không cần phải trải qua những quãng đường dài bằng ô tô.
- Từ Sài Gòn đi Đà lạt bằng ô tô: Xe chạy 8 tiếng đến Đà Lạt( về đêm thì nhanh hơn khoảng 5 tới 6 tiếng là tới nơi) giá vé 200.000 – 250.000 đồng, có ghế ngồi hoặc giường nằm. Có 2 hãng xe rất nổi danh ở tuyến này đó là Thành Bưởi và Phương Trang. Số điện thoại và địa chỉ nhà xe Thành Bưởi: 266–268 Lê Hồng Phong, Q.10, TP HCM, ĐT: (08) 38308090 – 38397747 – 38353123; xe Phương Trang: 274-276 Đề Thám – TP HCM, ĐT: 08.8375570.
- Ngoài ra quý khách cũng có thể đi lên Đà Lạt bằng ô tô và xe máy của riêng mình để thưởng thức những cung đèo uốn lượn tuyệt đẹp trên đường đi. Nhưng hãy lưu ý đi chậm thôi vì các đoạn đường lên Đà Lạt vốn nức danh là bị bắn tốc độ. Không khéo lại phải lên Đà Lạt thêm 1 chuyến nữa để lấy giấy tờ thì khổ :)
>>> Xem thêm: tour da lat

Hành lý nên có gì khi tới Đà Lạt ?

Chắc hẳn không nhiều người biết ở Đà Lạt có trên 300 ngày có thời tiết dưới 20 độ C chính cho nên việc hành lý của bạn có một vài chiếc áo khoác là điều cần thiết, khăn len và mũ ấm nếu có thì bạn cũng nên mang theo nhé.
Nếu quên mang xống áo ấm thì bạn sẽ phải làm thế nào ? dĩ nhiên việc trước tiên tới Đà Lạt là mua sắm áo quần rùi nhớ trả giá nhé. Trường hợp trên là dành cho những người có điều kiện, nếu bạn không có điều kiện thì phải làm thế nào? thay vì số tiền đó dành để ăn uống vui chơi bạn phải bỏ ra mua đồ cho bạn và gia đình, nếu là ở ngoài bắc thì không sao vì áo xống có thể mặc lại vào mùa đông còn ở những tỉnh miền Tây và miền Trung thì vững chắc nhiều người sẽ bỏ lại, quá phí phạm phải không nào? Mình sẽ san sớt một cách để bạn có thể có được 1 vài bộ áo xống đẹp chỉ với giá 100k, đó chính là vào khoảng 19h bạn đi ra chợ đêm và đi ra chợ đồ cũ với rất nhiều mặt hàng và kiểu dáng đẹp, quan yếu hơn là giá rất rẻ, đây là nơi bạn có thể mua được những bộ đồ cũ khá rét mướt cho vài ngày du lịch Đà Lạt mà vẫn tiết kiệm được túi tiền.

 CHỌN KHÁCH SẠN ĐÀ LẠT GIÁ RẺ

Công ty Du Lịch Đà Lạt Hoa của chúng tôi có danh sách trên 300 khách sạn Đà Lạt từ 1 sao cho tới 5 sao cho du khách chọn lựa. Tùy vào điều kiện của mỗi người mà chọn các khách sạn lớn nhỏ khác nhau.
Theo kinh nghiệm thường đặt khách sạn cho các khách du lịch của công ty ( khách có điều kiện 1 chút)thì các khách sạn từ 3 sao trở lên được khách du lịch chọn nhiều nhất là Khách sạn Ngọc Phát tiêu chuẩn 4 sao nằm trên đường Hồ Tùng Mậu. Khách sạn này tuyệt đẹp nằm bên cạnh Hồ Xuân Hương thơ mộng và đi ra chợ đêm chỉ mất 5 phút đi bộ.

Khách sạn Ngọc Phát Đà Lạt 3 sao


Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Độc đáo nhà trình tường của người Hà Nhì

Có nhiều dân tộc ít người sinh sống như dân tộc H'mông, Tày, Nùng, Dao... Sapa có nhiều nền văn hóa phong phú, độc đáo. Mỗi dân tộc lại có những phong tục riêng và sự khác nhau đầu tiên là cách làm nhà của dân tộc đó. Người Hà Nhì có nhà trình tường khá độc đáo, cùng chúng tôi tìm hiều về nhà trình tường của người Hà Nhì nhé.
>>>Tham khảo: tour du lịch sapa giá rẻ

Những ngôi nhà trình tường làm bằng đất mát mẻ vào mùa đông, ấm áp vào mùa hè luôn tạo nên một nét kiến trúc nhà ở độc đáo của đồng bào dân tộc Hà Nhì trên vùng núi cao các tỉnh phía Bắc.
Đồng bào Hà Nhì thường sinh sống trên những vùng núi cao, khí hậu khắc nghiệt. Chính vì thế, để sống chung với thiên nhiên, họ đã tạo ra những ngôi nhà trình tường độc đáo, ấm cúng. Theo phong tục của họ, trước khi làm nhà trình tường, các gia đình xem ngày giờ tốt, chọn miếng đất bằng phẳng và thực hiện nghi lễ khởi công nhà. Đây là nghi lễ rất đơn giản nhưng lại có ý nghĩa. Trước giờ đào móng, gia chủ nhà thả 3 hạt thóc xuống nền nhà tượng trưng cho con người (con đàn cháu đống), chăn nuôi (đầy đàn), hạt thóc (được mùa). Sau 3 giờ làm lễ, đồng bào bắt đầu đào móng độ sâu khoảng 1m, xếp đá để tránh ẩm ướt và có độ bền.

>>>Xem thêm: Lễ Tết nhảy của người Dao đỏ
Bà con Hà Nhì luôn chọn loại đất núi có độ kết dính cao. Hướng nhà bao giờ cũng tựa lưng vào đồi và hướng về thung lũng. Bởi theo cách nghĩ của người Hà Nhì, với hướng nhà đó, của cải trong nhà bao giờ cũng đầy đặn, tốt lành. Nếu hướng nhà quay vào khe thì sẽ không tốt cho gia chủ.

Nhà trình tường là loại nhà phổ biến của một số dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, nhà trình tường của dân tộc Hà Nhì lại có những nét độc đáo riêng, với kỹ thuật ghép đá làm phần móng và kè chân tường, kỹ thuật trình tường bằng đất, kỹ thuật ráp nối bộ khung nhà bằng gỗ, 4 mái hình thang cân, lợp gianh tạo thành hình chóp nhọn. Nhà có phần nền đất, phần sàn gỗ và sàn gác để thích ứng với điều kiện môi trường và khí hậu.

Để làm được một ngôi nhà vững chãi, bền lâu thì người Hà Nhì luôn tỉ mẩn trong giai đoạn làm móng nhà. Trước tiên, họ chọn loại đá núi bằng phẳng đem về đặt móng nhà. Móng nhà được đào sâu khoảng hai gang tay rồi kè bằng đá kết hợp với chất kết dính là đất trộn nhuyễn lên cao hơn mặt sân khoảng hai gang tay.

Tường nhà được người hà Nhì làm đất được chế tạo đủ độ ẩm và đầm lèn chặt. Với những khuôn ván gỗ được nẹp chắc chắn, họ đổ đất vào rồi cầm chày gỗ giã đến khi nào đất kết dính chắc lại với nhau. Hết lượt tầng thứ nhất tiếp lượt tầng thứ 2, thứ 3, mỗi lượt tầng ván khuôn cao cỡ 40 cm. Thường mỗi ngôi nhà làm cao 5-6 lượt tầng ván khuôn là đủ. Với sự khéo léo, điêu luyện của đôi tay cùng sức mạnh của mình, những bức tường phía ngoài dần hiện lên một cách chắc chắn, vững chải, phẳng phiu, các góc tường - cửa đi - cửa sổ sắc nét. Người Hà Nhì dùng cỏ gianh để lợp mái, họ dùng nguyên cả bó gianh để rải ra từng lớp, phần gốc quay xuống dưới rồi dùng nẹp để cố định các bó gianh lại với nhau.
Ngôi nhà của người Hà Nhì thường có từ 3 đến 4 ô cửa nhỏ, những ô cửa này chủ yếu mở ra để thông gió và lấy ánh sáng. Bên trong nhà bố trí phòng ngủ của bố mẹ, khu vực tiếp khách, tại phần hành lang thường đặt giường dành cho khách và con trai chưa vợ trong gia đình, bếp lò cũng được đặt trong nhà và có khoảng trống không gian để làm chỗ ăn cơm khi đông khách tour du lịch sapa 3 ngày 2 đêm

Với người Hà Nhì, những ngôi nhà trình tường không hiện đại, đồ sộ nhưng nó mang được nét đẹp hoang sơ của núi rừng, thích hợp với cuộc sống, với khí hậu khắc nghiệt trên những vùng núi cao của họ. Nhà trình tường là nét đặc trưng riêng của nền văn hóa người Hà Nhì, nếu có cơ hội đến Sapa bạn hãy đi khám phá những ngôi nhà độc đáo của người Hà Nhì nhé.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Lễ Tết nhảy của người Dao đỏ

Sapa có nhiều lễ hội của các dân tộc Sapa, những lễ hội ở đây đều rất đặc sắc và mang nhiều ý nghĩa. Lễ hôi Tết nhảy là một lễ hội lướn được nhiểu người biết đến diễn ra vào dịp đầu năm mới ( mùng 1 và mùng 2 tết âm lịch hàng năm)
Lễ hội Tết nhảy – một hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo của người Dao đỏ ở Tả Van. Lễ hội này giàu bản sắc, độc đáo, đậm đà tính nhân văn trong đó bao gồm các loại hình nghệ thuật dân gian, nghệ thuật nhảy múa, nghệ thuật âm nhạc và nghệ thuật ngôn từ, kể về sự tích dòng họ, công lao tổ tiên đến nghệ thuật tạo hình với các loại tranh thờ, tranh cắt giấy, điêu khắc tượng gỗ… 
Khoảng cuối giờ Thìn đến giờ Dậu (khoảng 5 tiếng đồng hồ) ngày mùng một và mùng hai Tết âm lịch hằng năm, hội sẽ được tổ chức duy nhất tại nhà ông trưởng họ bản Tà Phìn, huyện Sapa. Xem thêm: du lịch sapa 3 ngày 2 đêm
Một tốp thanh niên sẽ lần lượt trình diễn 14 điệu nhảy để dẫn đường, bắc cầu đưa đón tổ tiên, thần linh về “ăn” Tết. Để chào bố mẹ, tổ tiên đã khuất, họ nhảy bằng một chân, cúi đầu, giơ cao ngón tay trỏ; Để mời tiên nương, tiểu nữ giáng trần, điệu nhảy mô phỏng cánh chim cò sải cánh bay xa, rồi dáo dác tìm chỗ đậu lại; Điệu nhảy mời thần linh “ăn” Tết được là những nhịp bước khoan thai và uy lực của loài hổ…
Tốp nam thanh niên Dao Đỏ nhảy theo sự hướng dẫn của thầy cả.
Tốp nam thanh niên Dao Đỏ nhảy theo sự hướng dẫn của thầy cả.
Kết thúc các điệu nhảy mở đường, cả dòng họ tiến hành điệu nhảy rước tượng tổ tiên. Tượng tổ tiên là tác phẩm điêu khắc độc đáo của người Dao đỏ. Tượng được chạm khắc đẹp với nét hoa văn trang phục thời cổ xưa, dài khoảng 25 cm, đường kính thân 5 cm, bàn tay phải của tượng có cầm thẻ bài ghi rõ tên ông tổ.
Ngày thường tượng được bọc kín bằng vải trắng. Đến ngày Tết, con cháu rước tượng xuống làm lễ tắm gội, thay khăn choàng mới. Nước tắm cho tượng được nầu từ lá thơm rất cầu kỳ, thể hiện. Sau lễ tắm gội cho tượng tổ tiên, con cháu tổ chức các điệu nhảy dâng gà, xôi và lễ vật. Thầy cả và 3 thanh niên tay cầm con gà trống sống, nhảy theo điệu dâng gà, có động tác rước gà lên đầu, có động tác vác gà qua hai vai, rồi vừa nhảy múa vừa vặt đầu gà làm thịt… Kết thúc là điệu nhảy múa cờ.
Trong Tết nhảy, người Dao đỏ còn hát các điệu hát nói về công lao của đấng tổ tiên, sự tích dòng họ, các sinh hoạt cấy trồng, dệt vải, să. Nếu có dịp đi tour Sapa giá rẻ vào đầu năm thì bạn hãy tham gia lễ Tết nhảy độc đáo đặc sắc này nhé. Chúc bạn du lịch vui vẻ.
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Tìm hiểu về nghề làm ngói của người Pa Dí ở Mường Khương


Người Pa Dí ở Mường Khương có nghề làm ngói truyền thống từ lâu đời và ngói của người Pa Dí có chất lượng rất tốt được nhiều người biết đến.
Theo những người già trong làng kể lại, trước đây nghề làm ngói của người Pa Dí phát triển rất mạnh ở một số làng bản như: Lũng Pâu, Dì Thàng, Cốc Mù của xã Tung Chung Phố; thôn Sa Pả 9, 10, 11 của thị trấn Mường Khương. Vào lúc nông nhàn, sau khi các gia đình đã thu hoạch xong, đây cũng là khoảng thời gian mùa khô, các hộ gia đình làm nghề lại tất bật với công việc sửa sang dụng cụ, sửa lại lò để chuẩn bị cho một mùa nghề mới.



Công đoạn làm đất, tạo khuôn.

Sản phẩm ngói âm dương của người Pa Dí được làm theo phương thức thủ công là chính, nhưng đã đạt đến trình độ kỹ thuật cao từ cách chọn đất, nhào nặn và trộn các loại đất, kỹ thuật nung đốt, bởi vậy mà các sản phẩm ngói của người Pa Dí làm ra có độ bền cao, màu đỏ thẫm, đặc biệt là có độ phẳng và khít rất cao. Kỹ thuật có được phần lớn dựa trên những kinh nghiệm mà những người thợ đúc kết được và truyền lại cho các thế hệ sau. Để tạo chất lượng cho sản phẩm có độ bền, dẻo, không bị vênh thì ngay từ khâu chọn đất phải được người thợ chú trọng, lựa chọn rất kỹ, bởi nguyên liệu luôn có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của sản phẩm nên họ phải chọn những loại đất có độ dẻo cao. Người Pa Dí thường sử dụng loại đất đồi màu đỏ hoặc nâu sẫm, không lẫn sỏi, đá, sau đó mang về băm nhỏ, ngâm nước qua đêm cho ngấu rồi dùng trâu quần nhuyễn. Đất được đắp thành đống tròn, ủ cho thật dẻo trước khi tạo hình ngói. Để tạo hình dáng cho viên ngói, người Pa Dí sử dụng loại khuôn gỗ "goa thung" hình trụ cao gấp đôi viên ngói và đường kính khoảng 40 cm. Khuôn gỗ được đặt lên một chiếc bàn xoay do người thợ tự chế tạo. Khác với làm gạch, làm ngói rất coi trọng khâu nhào nguyên liệu, đất phải được nhào nhiều cho thật nhuyễn, sau đó đắp ủ thành từng đống nhỏ, khi nào đóng, họ xẻ từng ít ra nhào lại rồi đắp thành một khối hình chữ nhật, có chiều rộng vừa với chiều cao của khuôn gỗ, chiều dài thì tùy ý. Khi làm ngói, người thợ dùng một loại kéo do mình tự chế tác, cắt đất thành những lớp mỏng có độ dày bằng nhau, sau đó mang cuốn vòng quanh vòng khuôn rồi đặt lên bàn xoay cho đất thật mịn. Sau khi ra khuôn, sản phẩm ngói mộc sẽ có kiểu dáng là một hình trụ tròn, họ đem phơi khô rồi dùng tay tách ra thành từng viên. Mỗi lần ra khuôn sẽ tạo được tám viên ngói mộc, sau đó xếp thành từng hàng để chuẩn bị cho vào lò nung.Tham khảo thêm tour du lich Sapa 2 ngay 1 dem



Ra khuôn và phơi ngói mộc.

Lò nung là một khâu rất quan trọng trong quy trình sản xuất ngói của người Pa Dí, họ thường chọn những khu vực có địa hình cao ráo, thuận tiện cho việc vận chuyển ngói vào lò. Sau đó, họ dùng búa chim, cuốc khoét sâu vào trong qủa đồi tạo thành một chiếc lò nung hình vòm, có chiều rộng từ 3 - 5 m, chiều cao từ 5 - 6 mét. Phía trước là cửa ra vào, phía trên đỉnh khoét một lỗ tròn để thông hơi trong quá trình nung. Bên trong lò, làm thành các rãnh bằng đất để đưa củi vào, khi nung hơi lửa bén theo các rãnh lên. Cửa lò thường được làm theo hướng gió để thuận lợi trong quá trình đốt. Với cách làm âm nằm trong quả đồi nên khi nung lò sẽ luôn đạt được mức nhiệt độ cao cố định, đây là cách nung các loại đất gốm mà các dân tộc vùng cao hay làm. Trước đây, người Pa Dí thường sử dụng củi than gỗ để nung ngói, họ chọn những loại gỗ tốt, chẻ hoặc cắt ra thành từng khúc ngắn để làm củi đốt. Trong thời gian nung ngói, người thợ luôn phải túc trực bên lò để điều chỉnh ngọn lửa và nhiệt độ sao cho vừa đủ với từng giai đoạn, nếu để lửa cháy to, nhiệt độ trong lò cao sẽ làm cho ngói bị phồng, vênh, bởi vậy, người thợ luôn phải điều chỉnh lửa cháy sao cho vừa đủ để đảm bảo sản phẩm ra lò đạt chất lượng tốt nhất. Những người đốt lò thường là những người thợ đã dạn dày kinh nghiệm, nắm được đặc tính của đất và nhìn vào ngọn lửa là đoán được nhiệt độ trong lò để có sự điều chỉnh phù hợp. Quá trình nung đốt diễn ra suốt ba ngày, ba đêm liên tục, sau đó dùng gạch hoặc đất trát kín cửa lò lại, để một thời gian cho lò nguội rồi ra lò.Tham khảo thêm du lich Sapa 3 ngay 4 dem đển khám phá Sapa kì thú.



Đưa ngói vào lò nung.
>>>Xem thêm: Tham quan và khám phá bản Dền ở Sapa

Trước đây, người Pa Dí thường sử dụng loại nguyên liệu ngói âm dương do mình tự làm để lợp mái nhà, loại ngói này rất bền và mát. Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, nghề làm ngói của người Pa Dí cũng như một số ngành nghề thủ công truyền thống khác của đồng bào vùng cao như: nghề dệt vải thổ cẩm, nghề thêu, chạm khắc bạc... đang có nguy cơ mai một. Do phần lớn các ngành nghề đều làm theo phương thức thủ công, với quy mô nhỏ lẻ, có chi phí giá thành cao dẫn tới các sản phẩm thủ công truyền thống sản xuất ra không cạnh tranh được với các sản phẩm được sản xuất theo dây chuyền công nghiệp. Bởi vậy, mà nghề làm ngói của người Pa Dí ở đây ngày càng bị co hẹp và đến nay chỉ còn lại trong những ký ức của người già và trên những dấu ấn rêu phong của những nền lò nung trước đây còn sót lại. Những người đã gắn bó với nghề cũng cố giữ lại một số dụng cụ để nhắc nhở con cháu về nghề truyền thống của ông cha với một niềm hi vọng một ngày nào đó, vốn nghề truyền thống này lại được khôi phục và phát triển trở lại.
Hi vọng nghề làm ngói này của người Pa Dí sẽ được gìn giữ lâu dài và ngói này sẽ ngày càng có thương hiệu mạnh hơn nữa. Nếu du lịch Sapa bạn hãy ghé thăm làng nghề để biết được cách làm ngói độc đáo thú vị của người Pa Dí nhé.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Tham quan và khám phá bản Dền ở Sapa

Du lịch Sapa hấp dẫn bởi những bản làng nhỏ nằm giữa núi rừng kì vĩ, những bản làng đó là nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số như Mông, Dao, Tày... với lối sinh hoạt và những phong tục truyền thống đặc trưng, kì lạ... chính vì thế nó đã thu hút khách du lịch đến đây trải nghiệm và khám phá. Bản Dền cũng như vậy, Bản Dền thuộc xã Bản Hồ, huyện SaPa, tỉnh Lào Cai. Đến đây, du khách sẽ được khám phá thiên nhiên kỳ vĩ, tìm hiểu những nét văn hoá độc đáo của người dân bản địa và được sống trong không khí ấm cúng, thân mật, hoà quyện giữa con người và thiên nhiên.

>>>Xem thêm: Đến Sapa tham quan Homestay

Xã Bản Hồ nằm cách trung tâm thị trấn Sa Pa 30 km về phía tây nam. Toàn xã có 5 dân tộc anh em: Mông, Dao, Tày, Giáy và Nùng ( người Tày chiếm đa số ) cùng chung sống. Tuy không có được lợi thế gần trung tâm du lịch như các bản làng khác ở Sa Pa nhưng Bản Hồ lại có khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, những thác, ghềnh nhuốm màu huyền thoại và nhiều di sản văn hoá độc đáo khác. Bản Hồ đã và đang là điểm đến thú vị của nhiều du khách đặc biệt là du khách nước ngoài.

Đến Bản Dền mùa thu này , du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước một màu xanh mướt ngút tầm mắt của lúa nương trên những ô ruộng bậc thang, bao quanh là những quả đồi và hòa lẫn trong đó là những nếp nhà của người dân tộc nằm rải rác dọc hai bờ suối. Bản Hồ có trung tâm là thôn Bản Dền, nơi gặp gỡ của hai dòng suối Mường Hoa và La Ve

Bản Dền còn đặc biệt với du khách khi nghe đến những câu chuyện huyền bí ,truyền thuyết ; có đôi trai gái quen nhau trong một đêm chợ tình ở Sa Pa. Chàng trai là người Tày ở Bản Dền vốn mồ côi từ nhỏ, còn cô gái là người Giáy ở Bản Tả Van. Họ yêu nhau tha thiết nhưng chàng trai thì nghèo quá không đủ sính lễ đến hỏi cưới cô gái. Họ thường hẹn nhau bên bờ suối Mường Hoa để tình tự. Một hôm, trời mưa tầm tã, nhưng nhớ bạn tình chàng trai vẫn ngược dòng suối lên gặp người yêu ở Nậm Nà (cuối Tả Van ngày nay), họ bên nhau tình tự mãi mà không hay tai hoạ đang ập xuống. Thần nước ào đến bất ngờ kéo văng cô gái ra khỏi tay người yêu nhấn vào dòng nước đỏ gầm rú. Chàng trai hốt hoảng nhảy theo nhưng mất dấu người yêu. Đau lòng và hận thần nước khôn xiết, ngày ngày chàng lên núi Hoàng Liên Sơn khuân đá về lấp dòng suối. Ngọn núi đá chắn giữa dòng suối Mường Hoa ngày càng cao theo nỗi nhớ nhung và buồn bã của chàng trai. Suối Mường Hoa bị tách làm đôi quấn quanh Bản Dền, rả rích đêm ngày như tiếng đàn gọi bạn của chàng trai từ khi đó.

Trong khu vực Bản Hồ, ngoài hai dòng suối Mường Hoa và La Ve, còn có một loạt những dòng suối, con thác khác như: Cá Nhảy, Séo Trung Hồ… là những nơi lôi cuốn sự đam mê, khám phá thiên nhiên thơ mộng của du khách. Thác Séo Trung Hồ với độ cao trên một trăm mét, nhìn từ xa như dải lụa trắng vắt ngang lưng chừng núi, mới thấy du khách đã muốn ghé thăm.
Bản Hồ không dành cho những người không có khát vọng khám phá. Những cung đường núi đồi quanh co, uốn lượn và khó đi thực sự là thử thách đối với du khách tour Sapa 3 ngay 2 dem. Nhưng đi rồi, du khách ắt hẳn sẽ bị lôi cuốn bởi sự đa dạng của thiên nhiên nơi đây. Đến đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên hữu tình, không gian thoáng đãng nên thơ, kiến trúc độc đáo từ những ngôi nhà sàn gỗ gắn bó lâu đời với cuộc sống của người dân tộc mà còn được sống trong môi trường du lịch thân thiện, đầm ấm và cùng tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng.

Tiêu biểu là thôn Bản Dền của xã Bản Hồ. Nét văn hóa người dân Bản Dền thể hiện qua những câu hát, điệu múa cổ và nhiều nghi lễ truyền thống. Đối với người Tày, lễ hội xuống đồng, hát giao duyên, các điệu múa sạp, múa xoè là những nét văn hoá đặc trưng, thực sự cuốn hút du khách. Các nghề thủ công truyền thống đã được khôi phục và có xu hướng mở rộng. Nổi bật nhất là nghề trồng bông, trồng dâu nuôi tằm và dệt thổ cẩm. Thổ cẩm truyền thống của Bản Dền được người phụ nữ Tày dệt nên thành những bộ trang phục đẹp mắt cùng nhiều sản phẩm trang trí trong gia đình và dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Nghề dệt thổ cẩm không chỉ tạo nên những món hàng lưu niệm độc đáo mà còn là nơi dệt vải, sản xuất chăn, ga, gối để du khách thập phương tham quan, chiêm ngưỡng sự khéo léo của những người phụ nữ vùng cao.

Hình thức du lịch homestay khoảng gần mười năm trở lại đây rất thu hút khách tour du lịch Sapa đặc biệt là khách nước ngoài muốn tới thăm và tìm hiểu cuộc sống người dân tộc nơi đây.Có 29 ngôi nhà sàn to đẹp nhất trong thôn Bản Dền đã được lựa chọn để triển khai dịch vụ này và điều thú vị nhất là dòng người đổ về Bản Dền để được một lần ngủ đêm tại bản này ngày càng đông, trong đó có cả những bạn trẻ Việt Nam.

Du lịch bản Dền phát triền góp phần xóa nghèo cho bà con dân tộc cũng như góp phần chung cho phát triển kinh tế du lịch Sa Pa. Bản Dền mùa thu vẫy gọi đang chào đón du khách tơi thăm và khám phá.Nếu có dịp đến Sapa hãy đến tham quan bản Dền để chuyến du lịch của bạn trở nên thu vị hơn nhé. Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ.
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

Đặc sản nấm chân chim ở Bắc Hà Sapa


Sapa có khá nhiều loại nấm ngon và hiếm khiến nhiều người trầm trồ khen ngợi. Nấm chân chim ở Bắc Hà Sapa là một loại nấm như vậy. Không những có có bề ngoài rất đẹp mà ăn cũng rất ngon.
Đi tour du lịch Sa pa 2 ngày 1 đêm nếu không đến bắc hà thì đúng là một thiếu sót. Điểm du lịch chợ Bắc Hà là một trong những chợ phiên nổi tiếng nhất vùng cao Sa Pa. Đến Bắc Hà, thưởng thức nấm chân chim, chắc hẳn du khách sẽ thấy thích thú với món ăn này

Nấm còn gọi là nấm phiến chẻ – là một sản phẩm độc đáo chỉ có ở Bắc Hà (Lào Cai), không những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một loại dược liệu quý. Vị ngọt của nấm khiến người ăn khó quên được hương vị của vùng cao này.

Nấm có tên khoa học Schizophyllum commune. Qua những đợt khảo sát, thì Bắc Hà là vùng duy nhất ở Việt Nam có bán loại nấm này.

Hình thái ngoài của nấm cũng dễ nhận biết, không có cuống, mũ dạng quạt – vỏ hến, đường kính từ 1 đến 3 cm, phủ lớp lông mịn mầu trắng xám, mép mũ hơi cuộn vào trong. Thịt nấm mầu trắng, mặt dưới là những phiến nấm, khi non mầu trắng, khi già mầu hồng thịt.



>>>>Xem thêm: Đặc sản Susu của Sapa

Những gùi nấm nặng trĩu được các thiếu nữ Mông mang đến chợ bán thành một dãy riêng. Nấm được để trong gùi hoặc bày trên các tấm vải, trải trên thảm cỏ. Chẳng cần cân đo chính xác, các cô gái cứ đong từng bát đầy, bán với giá bình dân: hai nghìn đồng một bát. So với các loại rau xanh khác ở chợ, nấm chân chim bao giờ cũng được bán hết nhanh nhất. Nấm mua về đem xào hoặc nấu canh với thịt. Thưởng thức hương vị ngọt ngào của nấm, người ăn sẽ có kỷ niệm khó quên về chuyến du lịch vùng núi cao . Ngoài công dụng làm thực phẩm, nấm chân chim còn có nhiều lợi ích khác, được liệt vào loại dược liệu quý, là đối tượng nghiên cứu thực nghiệm về sinh học, như sinh lý học và di truyền học.
Nấm chân chim là một đặc sản quý được nhiều khách tour du lịch Sapa 3 ngày 2 đêm lựa chọn.. Bạn có thể mua nấm chân chim về làm quà cho người thân, chắc chắn người thân bạn sẽ rất vừa ý đó.
Nguồn: Sưu tầm


Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Đến Sapa tham quan Homestay


Sapa với nhiều điểm du lịch thu hút đông đảo khách du lịch tới tham quan bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp trời ban và con người giản dị và chân thật.  Hẳn ai đi du lịch Sapa đều biết đến Homestay- một làng du lịch độc đáo  ở Tả Van Giá ở Sapa  Bản Tả Van Giáy ở thung lũng Mường Hoa có lẽ chính là nơi bắt nguồn của mô hình homestay nổi tiếng


Tả Van Giáy – Làng homestay ở Sapa


Ý tưởng homestay đến từ ông Hoàng Văn Mục – một cựu chiến binh người Giáy. Năm 1997, ông Mục do có một người bạn là hướng dẫn viên du lịch, thường đưa khách tới tham quan thung lũng Mường Hoa, nên ông nảy ra ý tưởng đón những người khách nước ngoài đến nhà mình ở bản Tả Van Giáy, xã Tả Van để nghỉ ngơi, ăn uống. Lúc đầu bà con hàng xóm bàn tán, xì xào nhưng ông vẫn quyết định làm bởi thấy việc đó không có gì sai và cũng để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Bắt đầu bằng sự bỡ ngỡ và rất nhiều khó khăn với những đoàn khách đầu tiên: những ngày đầu tiên, vợ chồng ông chỉ có hai chiếc cót đựng lúa để trải trên nền đất cho khách ngủ, ông bà cũng phải thức đêm đốt lửa sưởi ấm cho khách. Hay để chống muỗi, ông Mục phải lên rừng kiếm lá thơm, đốt khói để đuổi muỗi hay lên rừng chặt gỗ dựng nhà tắm kín đáo cho khác. Và khó khăn nhất là rào càn ngôn ngữ, muốn giao tiếp với du khách đều phải nhờ đến hướng dẫn viên du lịch.

Khách du lịch trải nghiệm cuộc sống nơi bản làng

Vượt qua tất cả những khó khăn trước mắt và cũng dần dần quen với cách làm mới này, mà gia đình ông đã dần thoát nghèo và được nhiều và con trong bản và những làng xã lân cận sang học hỏi theo. Mỗi lần có người hỏi kinh nghiệm làm “homestay” ông bà đều chỉ bảo hết sức nhiệt tình. Theo ông Mục, đầu tư không quá tốn kém, quan trọng nhất là thái độ, cách cư xử của mình với khách, phải tận tình và sẵn sàng phục vụ. Ngày nay, tham quan bản Tả Van Giáy không khỏi ngạc nhiên trước quang cảnh ở đây. Không còn là những căn nhà lụp xụp nữa mà thay vào đó là những ngôi nhà gỗ pơ mu truyền thống bình dị, mộc mạc nhưng khang trang lịch sự. Bên trong nhà, tất cả mọi thứ đều được sắp xếp gọn gàng, hài hòa với khung cảnh thiên nhiên, lại rất đầy đủ tiện nghi để đáp ứng những yêu cầu của khách du lịch.

Đến Tả Van Giáy, du khách có thể thưởng thức các món truyền thống như gà đồi nướng, thịt lợn bản, các loại bánh lá, xôi ngũ sắc, xôi nếp, món khẩu nhục hay “khẩu dù”. Hay thưởng thức hương vị đậm đà của rượu ngô, rượu táo mèo và đặc biệt là rượu làm từ mận đỏ chỉ có ở xã Tả Van. Không những thế, du khách còn được hướng dẫn để tự mình chuẩn bị bữa ăn bằng những sản vật sẵn có của núi rừng. Nếu có hứng thú, du khách cũng có thể theo dân bản lên rừng lấy măng, hái rau dại, câu cá suối hoặc bắt gà thả đồi. Tất cả tạo nên những trải nghiệm thú vị, và không thể quên với du khách.

Homestay cũng được đánh giá là hướng đi bền vững cho ngành du lịch Sapa, giúp quảng bá, giới thiệu những nét đặc sắc trong văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam tới các nước bạn.
Hình ảnh Homestay giờ đây đã khá quen thuộc với du khách. Đến Sapa ghé thăm làng du lịch Homestay là một quyết định đúng đắn của bạn đó.
Nguồn: Sưu tầm

Đặc sản cá hồi ở Sapa

Cá hồi là một đặc sản ở Sapa được nhiều người biết đến, cá hồi là một món ăn bổ dưỡng và cao cấp bởi loài cá này rất ít có ở nước ta.

Thoạt nghe chắc hẳn nhiều người sẽ không tin loài cá nổi tiếng, thường sống ở các bờ biển Bắc của châu Âu và châu Mỹ, lại có thể sinh tồn ở một huyện vùng cao với địa hình nhiều núi như ở Sa Pa. Cá hồi ống trong môi trường “nước động”, nhiệt độ thấp, thường tự chết sau khi ngược dòng để đẻ trứng, nên sự có mặt của loài cá này ở Sa Pa khiến du khách gần xa không khỏi ngạc nhiên.

Lứa cá hồi đầu tiên được nuôi thử nghiệm thành công ở Sa Pa từ năm 2006, khiến sản phẩm du lịch của phố núi càng trở nên hấp dẫn. Khám phá du lịch sa pa giờ không chỉ để tham quan núi Hàm Rồng, Cầu Mây, bản Cát Cát hay ăn cá suối, rau rừng, mà còn là để khám phá, tìm hiểu về loài cá lạ, cũng như thưởng thức hương vị độc đáo của các món ăn được chế biến từ cá hồi.

Loại cá được nuôi tại Sa Pa chủ yếu là cá hồi vân, hay còn gọi là cá hồi ráng. Dù được nuôi ở nhiều nơi nhưng để mục sở thị cảnh nuôi cá hồi, khách du lịch thường chọn khu Thác Bạc, bởi nơi đây gần điểm du lịch và nằm ngay dưới chân Fansipan nên rất tiện để dừng chân.

Ở độ cao hơn 1.800 m so với mực nước biển, vùng nuôi cá hồi ở Thác Bạc có 3 khu riêng biệt, mỗi khu nuôi một thế hệ cá hồi khác nhau. Khu thứ nhất là nơi ươm và ấp trứng với 12 bể con đường kính 2-5 m và hai bể to dung tích 60 m3. Khu thứ hai là nơi nuôi cá trưởng thành, gồm 3 bể lớn. Khu thứ ba là nơi nuôi cá hồi chuẩn bị xuất chuồng với 5 bể dung tích 250 m3.
Cá hồi Sapa

Cuộc sống của những chú cá hồi giữa núi rừng Tây Bắc trong nền văn hóa các dân tộc bản địa không chỉ thu hút sự chú ý của khách du lịch trong nước mà còn khiến không ít du khách quốc tế ngỡ ngàng và thích thú. Họ ngạc nhiên vì hi đến đất nước nhiệt đới gió mùa lại được thưởng thức các món ngon được chế biến từ cá hồi “Tây” với mức giá rất Việt Nam.

Với khí hậu quanh năm mát mẻ và một mùa đông lạnh thậm chí có cả tuyết bao phủ, chất lượng và màu sắc của cá hồi Sa Pa không thua kém so với bất cứ loại cá hồi nào được nhập khẩu vào Việt Nam. Cá có thịt chắc, thớ săn, không có mỡ, màu hồng tươi, mềm và béo ngọt rất thích hợp để chế biến thành nhiều món khác nhau như sashimi, chiên xù, hấp, nấu cari…, nhưng nổi bật nhất là các món lẩu cá hồi, gỏi cá hồi, cá hồi nướng…

Gần như các nhà hàng  ở Sapa cũng có món cá hồi nhưng bạn nên chọn các quán chuyên cá hồi để có lựa chọn cá tươi ngon và chế biến cũng sành hơn. Họ sẽ “cắt tiết” – khía ngang ngay dưới vây trước cá rồi thả vào chậu nước lạnh, cá quẫy mạnh, máu chảy hết, thịt cá hồng, không bị vẩn máu đọng, sau đó chế biến thành các món ăn tùy ý.

Khi chọn thực đơn bạn cũng chỉ nên làm từ hai đến ba món là vừa, như vậy ăn sẽ không bị ngán và có thể cảm nhận được vị cá hồi lâu hơn. Kết hợp cá hồi với các loại rau xứ lạnh cùng mấy chén rượu ngô của Bắc Hà hoặc Mường Khương sẽ mang lại cho bạn những giây phút chẳng thể nào quên.

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Đi chợ phiên Cán Cấu ở Sapa

Lào Cai có nhiều chợ phiên độc đáo mang đậm nét đặc trưng của đời sống thường ngày của người dân nơi đây. Các chợ lớn như chợ phiên Sapa, chợ tình, ... và chợ Cán Cấu.

Chợ phiên Cán Cấu thuộc địa phận xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai; cách Tp. Lào Cai gần 100km về phía đông bắc, cách thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai gần 30km về phía bắc.

Đến đây, du khách vừa có dịp được biết về phiên chợ vùng cao nhiều màu sắc vừa có dịp tìm hiểu thêm về các sinh hoạt đời thường của người dân vùng cao...

Từ Tp. Lào Cai, xuôi theo quốc lộ 4D, du khách sẽ đến xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Tiếp tục xuôi theo tỉnh lộ 153, qua thị trấn Bắc Hà, du khách sẽ đến với chợ phiên Cán Cấu.



Chợ Cán Cấu - Lào Cai

Nhìn từ xa, khung cảnh chợ phiên Cán Cấu thật đẹp và sinh động. Chợ họp ngay ven đường 153 - con đường đất đỏ duy nhất nối thị trấn Bắc Hà với thị trấn biên ải Si Ma Cai; xung quanh chợ là những thửa ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp nối tiếp nhau bám vào sườn núi; phía xa xa, núi rừng tây bắc hùng vĩ, trùng trùng, điệp điệp ngút tầm mắt...

Chợ phiên Cán Cấu là chợ của người Mông Hoa và người Giáy nhưng lại thực hiện theo lối buôn bán của người Dao. Chợ họp vào ngày thứ bảy hàng tuần và các ngày lễ, tết trong năm.

Khi vào phiên chợ, từ tờ mờ sáng, từng dòng người Mông Hoa, Giáy từ các bản làng, lũ lượt kéo về chợ: người đi bộ, người đi ngựa mang theo các sản phẩm dệt may, nông sản và gia súc...

Chợ được chia thành những khu riêng dành cho đủ mọi mặt hàng. Những mặt hàng như: các loại rau quả, dược thảo, gia vị, đồ dùng trong gia đình và các sản phẩm thổ cẩm đủ màu sắc thể hiện tài năng khéo léo của phụ nữ Mông Hoa, tập trung thành một khu và được bày lên những tấm nilon dải trên mặt đất. Tuy nhiên, nổi bật nhất có lẽ lại là khu vực bán gia súc, gia cầm; vì người Mông Hoa, người Giáy rất thích gia súc và muốn chọn được giống gia súc tốt phục vụ nông nghiệp. Không khí trong khu vực này thật náo nhiệt, người mua, kẻ bán, đứng, ngồi rải rác và cùng thỏa thuận mua bán với nhau.

Bên cạnh đó, khu vực dành cho các món ăn truyền thống của người dân tộc cũng khá sôi động. Hòa trong làn khói nghi ngút bốc lên từ những căn lều tranh lụp xụp, là vô số các âm thanh khác nhau: tiếng nói chuyện ầm ì, tiếng bát đũa va vào nhau tanh tách và trong không khí náo nhiệt đó, du khách sẽ phải dừng chân, ngồi xuống và cùng người dân tộc thưởng thức các món ẩm thực của họ. Trong tất cả các món ở đây, món thắng cố có lẽ được người dân tộc yêu thích nhất. Đây là món pha trộn tất cả các loại nội tạng của một số con vật như: lợn, bò, trâu...

Đến chợ phiên Cán Cấu, du khách không những có dịp biết về một phiên chợ vùng cao nhiều màu sắc mà còn có cơ hội hiểu thêm về các sinh hoạt đời thường của người dân vùng cao. Ngoài ra, du khách còn vừa được thưởng thức một số món ăn dân tộc vừa được nhâm nhi ly rượu táo mèo - đặc sản của người vùng cao nơi đây.
Có dịp đến Sapa vào đúng những ngày mở chợ thì bạn hãy đến tham gia chợ để được tìm hiều những phong tục độc đáo và thưởng thức những món ăn hấp dẫn ở đây nhé.
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Lên Sapa khám phá Lao Chải- Tả Van


Du lịch Sapa khám phá nhiều bản làng với những ngôi nhà sàn độc đáo, cảnh sinh hoạt bình dân của người dân và những phong tục truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Lao Chải- tả Van cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 7km nằm giữa những ngọn đồi trùng điệu và những thửa ruộng bậc thang nối tiếp nhau. Nếu đi từ trung tâm thị trấn Sapa, quý khách đi dọc theo phố Cầu Mây, sau đó rẽ sang phố Mường Hoa. Vậy là quý khách đã bắt đầu hành trình rời bỏ những con phố nhộn nhịp và sầm uất, du khách khởi đầu trải nghiệm một cuộc sống khác, đúng nghĩa của những bản làng. Sau lưng vẫn là chốn huyên náo, phồn hoa của SaPa nhưng trước mặt là không gian bình dị. Nếu không có những hàng cột điện đưa ánh sáng về bản, không có con đường trải nhựa dẫn đến bản thì nơi này đúng “chất” cuộc sống các dân tộc Mông, Dao, Giáy, Tày… bản địa. Có thêm những tiện nghi hiện đại nhưng người bản địa vẫn giữ nguyên nét văn hóa và nếp sinh hoạt truyền thống. Đó cũng là nét thu hút du khách trong và ngoài nước.


Du lịch Lao Chải – Tả Van Sapa

Lao Chải – Tả Van nằm dưới thung lũng, hai bên là hai dãy Hoàng Liên Sơn và núi Hàm Rồng hùng vĩ, bao quanh bản là các thửa ruộng bậc thang trồng lúa nằm ở cấp thấp hơn. Ruộng kéo dài đến tận cửa nhà. Tưởng chừng như đó là những bậc thang nối liền Lao Chải với các ngọn núi để hòa mình vào mây lên tận trời cao… Những thửa ruộng bậc thang này đã có từ hàng trăm năm nay và đều do những đôi bàn tay tài hoa, cần mẫn của những người nông dân dân tộc thiểu số kiến tạo nên và những cánh đồng này rộng hàng trăm ha … trông như những bức tranh phong cảnh khổng lồ với những đường nét uốn lượn tài hoa do các “họa sỹ chân đất” tạo nên… Cứ đến mùa thu hoạch lúa chín ( Tháng 4 và tháng 9 hàng năm ) là cả thôn bản ấm lên cùng sắc vàng tự nhiên của lúa chín. Đây cũng là thời điểm du lịch Sapa nói chung và Lao Chài – Tả Van nói riêng bởi khao khát được một lần ngắm những cánh đồng lúa chín vàng theo từng bậc, từng bậc đó khiến ta có cảm giác được lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh….


Lao Chải – Tả Van Sapa

Bên cạnh những khung cảnh ngoạn mục và hùng vĩ của thiên nhiên thì đến Lao Chải – Tả Van có đi bộ mới cảm nhận được hết nét đẹp văn hóa. Nhưng bấy nhiêu thôi chưa đủ. Phải ngủ lại mới cảm nhận và trải nghiệm cuộc sống đúng nghĩa Lao Chải – bản làng hiện ra từ mây. Khi tham gia tour nghỉ đêm tại bản quý khách có cơ hội khám phá một đời sống văn hoá vô cùng đặc sắc quả thực tour du lịch với người dân địa phương thật sự thoải mái và rất hấp dẫn với những ai yêu thích tính giản dị, thích tìm hiểu, khám phá, năng động với điều kiện sống tương đối. Qua đó du khách có thể hiểu rõ hơn cuộc sống bình dị, chân chất của đồng bào dân tộc, vừa được thưởng thức những món ăn dân dã, vừa được hòa mình vào không gian sống của người dân tộc, được tìm hiểu những phong tục truyền thống cũng như tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số ở mọi miền đất nước… Phòng khách gia đình là nơi du khách sinh hoạt, đọc sách, xem truyền hình, được trang trí bằng những tấm thổ cẩm, khèn, chuông gỗ đeo ở cổ trâu bò… Việc trải nghiệm bản sắc văn hoá sẽ thiếu đi phần thi vị và hoàn hảo nếu quý khách không được thưởng thức những món ăn mang đậm chất của người dân địa phương nhưng được chế biến sao cho phù hợp với khẩu vị của các du khách trong đó đặc sắc nhất phải nói đến các món được chế biến từ: Rau tự trồng, lợn, gà bản do người dân tự nuôi… Đặc biệt trong cái không khí se se lạnh và được thưởng thức rượu ngô đặc sản của người dân tộc thiểu số.


Du lịch Tả Van Sapa

Đêm đến, mỗi người chúng tôi có một chiếc nệm gòn, mền, mùng, gối ấm áp được chủ nhà chuẩn bị ngăn nắp sạch sẽ, sắp xếp sẵn trên khu vực gác lửng bao quanh ngôi nhà, có đèn sáng và không khí thì ấm cúng do không có cửa sổ vì thời tiết ở Sapa luôn lạnh về đêm… Vậy là khi tham gia chuyến đi du lịch Sapa này là bạn đã đạt được hai mục đích đó là: đóng góp trực tiếp cho người dân tại nơi đến bằng cách nghỉ ngơi ở những ngôi nhà dân dã của đồng bào, được tiếp xúc với sự thân thiện mến khách, hòa mình trong không gian sống gần gũi với thiên nhiên và điều thú vị là được thưởng thức những món ăn địa phương của người dân tộc rất lạ miệng, rất ngon và hấp dẫn làm cho chuyến đi rất có ý nghĩa vì trong việc đi chơi nghỉ dưỡng vui thích của riêng mình mà lại giúp được phần nào đó cho người dân tộc ở vùng cao.
Bản Tả Van Sapa ngày càng thu hút nhiều khách du lịch đến thăm bởi nét đẹp độc đáo của bản. Đến Sapa bạn đừng bỏ lỡ cơ hội đến bản Tả Van tham quan nhé.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Đặc sản Susu của Sapa



Bạn đã được ăn thử rau hay quả susu của Sapa chưa?Susu ở Sapa mang hương vị của núi rừng và đất trời Sapa, đây đã trở thành một đặc sản, một món quà mà khách du lịch lựa chọn khi đi du lịch Sapa.

Rau Sapa, đặc biệt là su su có tiếng ngon trên cả nước thì ai cũng biết. Đi đâu quanh “thị trấn trong sương” này cũng bắt gặp những giàn su su xanh mướt. Du khách vẫn kháo nhau rằng ăn su su luộc ngay tại Sapa mới là ngon nhất. Đã đến Sapa, nhất định phải gọi món su su luộc chấm muối vừng.

Rau su su xào tỏi

Nếu quý khách có cơ hội lên thăm thác Bạc, dọc hai bên ven đường khu vực Ô QUÝ HỒ sẽ thấy được những giàn su su trải dài theo lương rẫy, nơi đây được trồng nhiều nhất, cũng là nơi cung cấp cho huyện sapa và các tỉnh lân cận.

Quả su su sapa

Miếng su su luộc có màu xanh nõn nà, cắn sần sật, có vị ngọt lừ quyện với một chút muối vừng thơm thơm, bùi bùi. Su su luộc phải vừa chín tới và ăn nóng mới ngon. Luộc quá lửa một chút hoặc để nguội ăn là mất hết vị su su Sapa. Nhưng đặc biệt nhất, chỉ có thể tìm thấy ở Sapa chính là ngọn su su còn xanh mơn mởn. Ngọn su su hợp nhất là xào tỏi chứ không mấy khi luộc hoặc nấu canh. Chỉ đơn giản ra giàn su su và chọn cắt vài đọt su su ở nhánh lá thứ hai kể từ ngọn vì đó là phần mềm và ngọt nhất. Sau đó, tước bỏ lớp xơ bên ngoài và bẻ thành những đoạn ngắn rồi rửa sạch và để ráo nước. Khi chế biến, trước tiên cho một ít dầu ăn vào chảo, sau đó đập một tép tỏi thả vào dầu cho chín vàng và bắt đầu thả ngọn su su đã cắt ngắn vào, đổ thêm một ít nước và nêm cho vừa ăn. Khi rau vừa chín tới, giã thêm một ít tỏi trộn vào rồi cho ra đĩa, dùng nóng.

Ngọn su su sapa

Ngọn su su xào tỏi thơm ngon nhờ sự hòa quyện đậm đà giữa cái giòn giòn, bùi bùi của phần đọt và cái mềm mềm, ngọt thanh của phần lá còn sót lại. Có lẽ vì thế mà lần đầu nếm thử món ăn dân dã nơi vùng đất rẻo cao Tây Bắc này, những du khách miền Nam chỉ còn biết tấm tắc, hít hà…

Với người dân địa phương thì còn một điều nữa, cứ vào độ cuối mùa su su khi quả đã bắt đầu ngả vàng và có chiều hướng quả đã già, người dân phương đem luộc cả hạt, chính cái hạt đó mới ngon có vị ngậy giống như là hạt sen, hạt điều.
Quả thật susu ở Sapa được trồng rất nhiều và ngon. Nếu có cơ hội đến Sapa bạn đừng quên mua susu về làm quà nhé
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Khám phá động Cốc San tuyệt đẹp ở Sapa

Sapa  nổi tiếng được thiên nhiên ưu đãi với phong cảnh thiên nhiên, núi non hùng vĩ Độc Cốc San ở Sapa với vẻ đẹp hoang sơ mang đậm chất tự nhiên là điểm du lịch thu hút đông đảo du khách tới tham quan.
Động Cốc San bao gồm một hệ thống các thác nước và các hang động to nhỏ khác nhau, vì vậy người ta có thể gọi đây là động Cốc San hoặc thác Cốc San. Đường vào động Cốc San rất ngoằn ngoèo, tối và bị lấp bởi những tảng đá. Vẻ đẹp của Cốc Sanvẫn hoàn toàn mang tính chất tự nhiên, hoang sơ.




Động Cốc San - Sapa
Nằm cách thành phố Lào Cai khoảng 7km, động Cốc San đã từ lâu được biết đến như một điểm du lịch Sapa lý tưởng của người dân thị xã. Từ quốc lộ 4D, một con đường đất nhỏ có chiều dài khoảng hơn 1km dẫn vào động Cốc San. Hai bên đường là những cánh đồng nhỏ và làng xóm của dân địa phương. Khi còn cách Cốc San khoảng 300 – 400m, bạn đã có thể nghe được tiếng suối chảy rầm rì.

Động Cốc San nằm giữa hai đồi thấp. Khe đồi tạo thành một con suối có độ dốc trung bình, ở đó có những thác nước xếp từ thấp lên cao tựa như những bậc thang. Các hang động ở Cốc San được phân bổ ở rất nhiều nơi, và có một điều rất đặc biệt là hầu như ở mỗi gầm một con thác, sau làn nước cong đổ từ trên cao xuống lại có một hang động. Phong cảnh Cốc San hài hoà và khoáng đạt. Mọi người mỗi khi đến đây đều cảm nhận được sự huyền bí diệu kỳ toát lên từ những ngọn thác, những mô đá và những hang động. Cứ độ vài chục mét lại có thác đổ, khoảng cách giữa các thác là những đoạn suối bằng lặng trong xanh chảy giữa hai bờ cát.

Cốc San có những bãi đá gồm nhiều phiến đá nhỏ to khác nhau, nhấp nhô trùng điệp. Ðặc biệt có nhiều phiến mặt rất bằng phẳng và rộng lớn có thể ngồi được vài chục người. Khí hậu ở Cốc San rất trong lành và mát mẻ khiến ta có cảm giác thật dễ chịu. Vào những ngày hè hoặc những ngày nghỉ lễ, rất nhiều người đến với Cốc San. Ða số họ là thanh niên, học sinh… Khi đến động Cốc San ngoài việc thăm thú các phong cảnh, chụp ảnh… họ còn được tắm mình trong làn nước trong xanh mát lạnh.

Đặc biệt từ trên đỉnh núi du khách có thể nhìn toàn cảnh trù phú, thanh bình của xã Cốc San đang vào mùa lúa chín vàng và phong cảnh phía xa là dãy núi Cao Sơn ẩn hiện trong sương sớm đẹp như tranh thủy mặc hay ngắm nhìn thỏa thích cảnh bình minh vùng cao với hình ảnh kỳ thú mặt trời đỏ rực hiện dần lên trên nền núi xanh lam tuyệt đẹp chẳng khác nào “chốn bồng lai tiên cảnh”.
Nếu có dịp đến Sapa bạn đừng bỏ qua điểm đến tuyệt vời này. Động Cốc San quả thật là một động rất đẹp mà bạn nên đến.
Nguồn: Sưu tầm

Thăm Dinh Hoàng A Tưởng ở Lào Cai

Dinh Hoàng A Tưởng là một dinh thự cổ kính, nguy nga ở Sapa. Đây là điểm dừng chân của nhiều du khách khi du lịch Sapa , cùng chúng tôi khám phá sự độc đáo trong kiến trúc và lịch sử của dinh thự này nhé.

Dinh Hoàng A Tưởng nằm ở trung tâm huyện lỵ Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Kiến trúc Dinh Hoàng A Tưởng theo phong cách Á - Âu kết hợp, tạo sự hài hoà, bố cục hình chữ nhật liên hoàn khép kín.

Dinh Hoàng A Tưởng được xây dựng từ năm 1914 và hoàn thành năm 1921, chủ nhân là Hoàng Yến Chao dân tộc Tày, bố đẻ của Hoàng A Tưởng. Trải qua hơn 80 năm tồn tại cùng thời gian, phủ bao lớp rêu phong cổ kính vẫn đứng uy nghi nổi trội giữa một nơi dân cư đông đúc, phố xá tấp nập.

Trước năm 1945, Bắc Hà là xã hội thuộc địa nửa phong kiến, có giai cấp thống trị và bị trị, người bóc lột và kẻ bị bóc lột, trong đó tầng lớp bóc lột là các thổ ti mà điển hình là cha con Hoàng Yến Chao - Hoàng A Tưởng.


Dinh Hoàng A Tưởng

Trong suốt thời gian trị vì, được thực dân Pháp ủng hộ, cha con Hoàng Yến Chao - Hoàng A Tưởng đã ra sức bóc lột nhân dân, chiếm giữ các vùng đất màu mỡ, bắt dân bản phục dịch hầu hạ nộp các hiện vật có giá trị, đồng thời độc quyền bán muối, hàng tiêu dùng, khai thác lâm thổ sản, thuốc phiện và lương thực, thực phẩm cho các đồn binh Pháp và bọn tay sai. Dựa vào tiềm lực kinh tế, thổ ti Hoàng Yến Chao cho xây dựng một dinh thự bề thế và mời thầy địa lý chọn đất, hướng nhà với hai kiến trúc sư người Pháp và Trung Quốc thiết kế và trực tiếp thi công.

Địa điểm được chọn theo thuyết phong thuỷ trên một quả đồi rộng hướng đông nam, đằng sau và hai bên phải trái có núi, phía trước có suối và núi "mẹ bồng con". Địa hình tổng thể có thế "sơn thuỷ hữu tình" đẹp, hợp với cảnh quan khí hậu Châu Á nhiệt đới.

Ở giữa sâu vào trong là nhà chính. Hai bên tả, hữu là nhà phụ, trước là bức bình phong, giữa là sân trời. Vào dinh phải bước lên mấy bậc cầu thang từ hai bên lại, rồi tới phòng chờ, sau đó mới bước vào khoảng sân rộng để hành lễ và múa xòe. Nhà chính hai tầng có diện tích 420m². Các cửa nhà hình vòm. Tuy các cửa cao thấp không đều, nhưng cân đối, hành lang có lan can. Trước các cửa đều đắp pháo nổi. Cả hai tầng nhà chính đều có ba gian. Bốn gian hai bên phải trái của cả hai tầng là nơi sinh hoạt gia đình. Gian giữa cả hai tầng dùng làm nơi hội họp. Mặt chính trang trí bằng nhiều hoạ tiết công phu. Hai bên phải và trái có đắp nổi hai câu đối với nội dung chúc gia đình dòng họ hiển vinh...

Hai bên tả hữu là hai dãy nhà ngang có bố cục và kiến trúc giống nhau. Mỗi dãy đều hai tầng nhưng thấp hơn nhà chính, mỗi tầng cũng có ba gian với tổng diện tích 300m² mỗi gian đều có chức năng sử dụng riêng. Tiếp giáp với hai dãy nhà còn có hai nhà phụ cũng gồm hai tầng nhưng kiến trúc đơn giản và dùng làm nhà kho, cho lính và phu ở, tổng diện tích mỗi nhà 160m².

Vật liệu xây dựng gạch ngói sản xuất tại chỗ bằng cách mời chuyên gia Trung Quốc; sắt, thép và xi măng được mua từ dưới xuôi chở bằng máy bay.

Xung quanh có tường xây bao gồm ba cồng (một chính, hai phụ) trổ nhiều lỗ châu mai và có lính gác với số lượng hai trung đội. Tổng diện tích toàn khu nhà lên tới 4.000m². Khu biệt thự này đang được gìn giữ, bảo quản và tôn tạo để khách tham quan có thể tìm hiểu về lịch sử xã hội vùng dân tộc miền núi một thời đã qua.
Dinh Hoàng A Tưởng quả thật rất nguy nga, cổ kính. Nơi đây đang được chú trọng bảo tồn và phát triển để trở thành một di tích lịch sử và là điểm tham quan của nhiều du khách khi tới Sapa- Lào Cai.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

Thăm bản Cát Cát thu hút đông đảo khách du lịch ở Sapa

Bản Cát Cát là một bản làng với vị trí tuyệt đẹp và là bản thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan. Du lịch Sapa tới bản Cát Cát bạn được ngắm nhìn những ngôi nhà sàn được người dân làm rất công phu cùng nét đẹp trong đời sống hàng ngày của người bản Cât Cát

Đoạn đường khoảng hai, ba cây số từ thị trấn Sa Pa lên phía bắc rất đẹp với những khúc cua tay áo gắt lúc nào cũng chìm trong làn mây sương mù trắng đặc. Một bên đường là vách núi cao chớn chở, bên kia là thung lũng dưới vực sâu lớp lớp những thửa ruộng bậc thang. Khung cảnh núi rừng hoang sơ ngoạn mục nầy dẫn đưa chúng tôi vào bản Cát Cát (xã San Sả Hồ, thị trấn Sa Pa, Lào Cai). Đây là một bản (làng) của người H’mông, được hình thành từ giữa XIX.


Bản Cát Cát.

Mua vé vào cổng 40.000 đồng, du khách bắt đầu xuống những bậc thang đá men theo thung lũng. Lần lượt bạn sẽ gặp những thửa ruộng bậc thang trồng lúa nương, những bụi giang, trúc, vầu, cao vút xanh tốt lạ thường. Dọc đường, du khách còn gặp nhiều phụ nữ H’Mông gùi trên vai xuôi ngược đi về bản, mỗi cô đều có một cây dù, bởi ở Sa Pa mưa nắng thất thường. Các cô gái H’mông đều có điện thoại di động, nhắn tin bằng tiếng Việt rất thạo, vài cô nói tiếng Anh khá sõi. Bởi Sa-pa là điểm du lịch nổi tiếng từ lâu, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến.


Cổng vào bản nghề H'Mong ở Sa Pa.

     >>>>Xem thêm: Lễ hội tết nhảy đặc sắc ở Sapa

Người H’Mông thường cất nhà dựa vào sườn núi. Đó là những căn nhà ba gian có vì kèo ba cột ngang. Các cột kê trên tảng đá tròn hoặc vuông. Mái bằng gỗ pơ-mu. Vách gỗ xẻ. Nhà có ba cửa ra vào, cửa chính ở gian giữa, hai cửa phụ ở hai đầu nhà. Cửa chính luôn đón kín, chỉ mở khi nhà có việc lớn như quan hôn tang tế, cúng ma vào dịp tết. Trong nhà ngoài bàn thờ còn có nơi tiếp khách, nơi ngủ, bếp và sàn gác dự trữ lương thực.

Các ngôi nhà nằm cách nhau bởi những thửa ruộng bậc thang. Đằng sau những ngôi nhà ấy là những bụi tre um tùm hòa màu xanh lá với những cánh đồng hình vòng cung cao thấp lượn lờ. Thích nhất là bắt gặp những chiếc cối giã gạo không dùng sức người. Nước suối khi chảy đầy máng một đầu chài thì đầu chài kia bật cao lên. Khi nước trong máng đổ ra ngoài, đầu chài kia hạ xuống, giã vào cối gạo, cứ vậy cho ra những hột gạo trắng tinh.


Cối giã gạo bằng sức nước ở bản Cát Cát.

Trước nhà là những phụ nữ H’Mông trong trang phục truyền thống của mình, gồm: váy hình nón cụt, xếp nếp, phần mông bó chặt, thân váy xòe rộng. Áo cổ lật ra sau gáy. Thắt lưng buông hai dải dài phía sau. Trước và sau váy đều có vuông vải che vừa tạo sự kín đáo vừa tạo nét duyên. Áo khoác ngoài không có tay, cổ lật sau gáy. Khăn quấn đầu và xà cạp quấn chân. Đi dép hoặc mang ủng. Quần áo của đồng bào H’Mông chủ yếu may bằng tay, vải tự dệt, đậm đà bản sắc văn hóa của họ trong tạo hình và trang trí với kỹ thuật đa dạng. Chỉ với bốn màu chủ đạo: xanh, đỏ, trắng và vàng của chỉ tơ tằm mà họa tiết của trang phục đã tỏa ra muôn màu, tạo khoái cảm thị giác.


Ở bản Cát Cát có làng nghề thủ công truyền thống cho du khách tham quan trực tiếp. Người H’mông nhuộm sợi và in thêu hoa văn trên nền thổ cẩm bằng phương pháp nhúng chàm, nhuộm nước tro thảo mộc và cây lá rừng.

Ở khu tranh thêu tay, khu giới thiệu nghề se lanh dệt vải của gia đình Vang Thị Tùng, ta bắt gặp những phụ nữ H’Mông cần mẫn với nghề thủ công cổ truyền của mình. Dưới bàn tay dính đầy chàm, họ đã biến những sợi lanh có nhiều màu sắc khác nhau thành tấm vải rồi nhuộm trong một thùng nước thuốc. Nhuộm xong, họ để tấm vải trên tảng đá phẳng bôi sáp ong, dưới khúc gỗ tròn. Họ đứng tấm ván đặt ngang trên khúc gỗ tròn và lăn, nhún miếng ván chạy qua lại như làm xiếc cho đến khi tấm vải bóng đẹp.

Bàn tay thêu thùa tài hoa bẩm sinh của họ biến những tấm thổ cẩm đẹp mắt với màu sắc, hoa văn mô phỏng cây, lá, hoa, muông thú..., thành những túi, nón, quần, áo, váy, ví, khăn quàng... Hoa văn trên thổ cẩm đều mạnh mẽ, thể hiện sự phóng khoáng của núi rừng sẽ theo bạn về nhà làm quà cho người thân. Bên cạnh nghề dệt, đồng bào H’Mông Cát Cát còn có nghề chạm bạc truyền thống độc đáo với sản phẩm phong phú là vòng cổ, vòng tay, dây xà tích, nhẫn... rất được du khách nữ ưa chuộng.

Đi dạo dọc theo bản một đỗi, qua cầu Si treo cáp bắc qua suối Cát Cát thơ mộng, du khách sẽ đến nơi biểu diễn văn nghệ. Nơi đây bạn sẽ có dịp thưởng thức những vũ điệu dân gian H’mông, Dao đặc sắc trong tiếng khèn lá du dương, tiếng sáo Mông dìu dặt, tiếng đàn môi sâu lắng hoà cùng tiếng thác đổ, suối reo giữa mây ngàn, gió núi mênh mang, phóng khoáng… Những chàng trai trẻ, những cô gái duyên dáng, xinh đẹp múa hát rất hay, vui vẻ nhiệt tình, phục vụ du khách. 
Bản Cát Cát đã để lại trong tâm trí của khách du lịch khi tới đây những ấn tượng đẹp. Tham gia tour du lịch Sapa 2 ngày 3 đêm để được khám phá nhiều điều thú vị ở Sapa cùng chúng tôi Chúc bạn có một chuyến du lịch nhiều niềm vui.
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Lễ hội Tết nhảy đặc sắc ở Sapa


Tết nhảy là lễ hội lớn và nổi tiếng ở Sapa. Đây là lễ hội giảu bản sắc, độc đáo và đậm đà tính nhân văn của người Dao Đỏ. Cùng chúng tối khám phá lễ hội này nhé.

Tết nhảy là lễ hội quan trọng và được chuẩn bị khá công phu của người Dao ở Tả Van Sapa. Trước Tết, nam thanh niên ôn luyện các điệu nhảy múa. Các thiếu nữ lo nhuộm chàm, thêu áo mới. Lễ Tết nhảy Sapa thường diễn ra ở nhà ông trưởng họ và các thành viên trong họ đều tấp nập đến giúp trưởng họ chuẩn bị Tết.

Bàn thờ tổ tiên “Chụ chông” thường nằm ở gian giữa hướng về bếp chính được trang trí rực rỡ sắc màu hoa văn. Cửa bàn thờ dán tranh cắt giấy biểu tượng mào gà trống và Tam thanh. Nóc bàn thờ phía trước nổi bật sắc đỏ rực của hoa văn “Mặt trời”. Hai bên bàn thờ đều dán câu đối trên giấy hồng điều với nội dung cầu mong “Người yên vật thịnh”, “Uống nước nhớ nguồn”. Hằng năm có rất nhiều tour du lịch Sapa lên đây chủ yếu để khám phá nét văn hóa lễ hội đặc sắc nơi này.

Sáng sớm ngày mùng một, khi sương đêm vẫn còn đọng trên cành lá, những bông hoa đào hoa mận chưa kịp đón ánh nắng mặt trời, cả gia đình ông trưởng họ đều tệ tựu quanh bàn thờ. Sau khi làm lễ báo tổ tiên, tất cả người trong gia đình cầm dao, cầm cuốc ra cửa chính, vượt khỏi khuôn viên, đến trước cây đào (hoặc cây mận). Gia chủ vung dao giận dữ nói với cây: “Mày là cây đào được người vun trồng, chăm sóc, sao mày không sinh hoa, sinh quả, bây giờ tao phải chặt mày đi”. Dứt lời, gia chủ dứ dứ con dao vào gốc cây. Một người vội vàng van nài: “Tôi xin ông, lậy ông đừng chặt tôi, năm nay thế nào tôi cũng đẻ hoa, đẻ quả”.

Tuỳ theo từng dòng họ, Tết nhảy có thể tổ chức vào ngày mùng một hoặc mùng hai tết. Khi tổ chức, cả dòng họ tập trung tại nhà trưởng họ. Nam giới phụ lễ, tham gia nhảy đồng, gọi là “sài cỏ”. Chỉ có một số nam giới có khả năng mới làm được “Sài cỏ”. Còn những người khác phụ bếp, giúp việc. Du lịch Sapa 2 ngày 3 đêm là tour được nhiều du khách lựa chọn nhất để khám phá lễ hội nơi đây.

Trước bàn thờ tổ tiên, thầy cúng chính “Chói peng pi” trịnh trọng và nghiêm khắc điều khiển hướng dẫn các “sài cỏ” (người mới tập nhảy) lắc và rung toàn thân. “Chói peng pi” chảy trước, các “sài cỏ” nhảy sau. Vừa nhảy vừa đọc bài khấn trình thưa với tổ tiên mục đích ý nghĩa tổ chức lễ Tết nhảy. Thầy mo rúc tù và, “Chải peng pi” ra giữa sân dùng chiếc sừng trâu hướng về bốn phương tám hướng rúc 3 hồi gọi chư thần thượng giới xuống dự lễ. Một số “sài cỏ” hú lên một hồi dài lao vào bếp lửa tắm than. Than đỏ rực và dường như họ có phép màu nên không một ai có cảm giác bỏng. Tắm than nhằm làm cho người “trong sạch” chuẩn bị đón rước tổ tiên về. Tiếng hú lại vang lên, các chàng trai lại lao vào bếp than cả vai, tay chân vững vàng trong than lửa. Bếp than thì tàn còn các “sài cỏ” vẫn khoẻ mạnh.

Lễ hội tết nhảy Sapa

Sau lễ trình báo tổ tiên, thầy cúng và các phụ lễ nhảy 14 điệu nhảy. Mỗi điệu nhảy lại thể hiện những động tác khác nhau và đều có tính biểu tượng cao. Điệu nhảy “Plây Thiên Tả Vàng” nhằm chào đón các vị thần trên thượng giới về dự lễ nhảy theo điệu cò bay “Pê họ”. Điệu nhảy này của người Sapa luôn cúi đầu, hai bàn tay xoè ra và chỉ xuống đất. Điệu nhảy chào bố mẹ đã khuất nhảy một chân, ngòn tay trỏ bên phải luôn chỉ ngược cùng chiều với nhịp nhấc của chân phải. Điệu nhảy chào sư phụ, nhảy một chân nhưng hai tay đặt lên đùi, đầu cúi chào trịnh trọng. Điệu nhảy mời tiên nữ xuống dự khá uyển chuyển, mềm mại, hai cánh tay múa theo cánh hạc bay…v.v. Các điệu nhảy mở đường, xua tà ma, người nhảy thể hiện sự mạnh mẽ và hùng dũng.

Khi nhảy bao giờ cũng phải nhảy lò cò một chân. Nhảy hết một vòng tròn, nhảy quay lại bàn thờ để lạy tạ. Kết thúc các điệu nhảy, cả dòng họ làm lễ rước tổ tiên.

Tết nhảy Sapa diễn ra từ cuối giờ Thìn đến giờ Dậu với tổng hợp các loại hình nghệ thuật dân gian. Đó là nghệ thuật múa nhảy đan xen với nghệ thuật âm nhạc. Đó là nghệ thuật ngôn từ kể về sự tích dòng họ, công lao tổ tiên. Đó là nghệ thuật tạo hình với các loại tranh thờ, tranh cắt giấy, điêu khắc tượng gỗ… sinh hoạt tết của người Dao đỏ Tả Van Sapa giầu bản sắc, độc đáo nhưng đều thấm đậm tính nhân văn.
Ngoài lễ hội Tết nhảy Sapa còn rất nhiều lễ hội độc đáo khác như hội róong pọoc của người Giáy, lễ hội rước đất, nước nước của người Tày, lễ hội Lồng Tồng ở Tả Van...Hãy đến Sapa để cùng khám phá thêm nhiều lễ hội ở đây nữa nhé.
Nguồn: Sưu tầm